BĐS thương mại

Nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên trở về đây đang thay đổi theo hướng phát triển mạnh thương mại. Nắm bắt được xu thế, bất động sản thương mại đang ngày càng phát triển với những dự án nổi bật. Cùng tìm hiểu sâu hơn về bất động sản thương mại trước khi đưa ra những quyết định đầu tư chúng nhé.

Dự án nổi bật

1. KHÁI NIỆM VỀ BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm về bất động sản thương mại

Bất động sản thương mại là loại hình bất động sản được xây dựng với mục đích kinh doanh buôn bán và cho thuê. Các bất động sản này có thể đem lại giá trị thu nhập thường xuyên cho chủ đầu tư.

1.2. Đặc điểm của các bất động sản thương mại

Bất động sản thương mại thường toạ lại tại các đường lớn, gần trường học, ngã tư, khu đông dân cư để thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Hầu hết các bất động sản thương mại đều hưởng trọn vẹn hạ tầng tiện ích nội khu ngoại khu đồng bộ của khu vực xung quanh nó.

 bat-dong-san-thuong-mai

Bất động sản thương mại tại các khu vực thành phố lớn

1.3. Phân loại, Sự khác nhau giữa các loại

Với sự đa dạng trong loại hình kinh doanh buôn bán mà các bất động sản thương mại cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

Cửa hàng, Kios

Cửa hàng, Kios được hiểu đơn giản là loại hình bất động sản được xây dựng để trở thành những mặt bằng kinh doanh buôn bán với quy mô nhỏ. Loại bất động sản này thường này xuất hiện ở các khu vực đông dân cư, khu vực gần đường lớn hay có vị trí thuận tiện cho việc mua bán và kinh doanh. Giá của các cửa hàng, kios rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí của chúng. Những khu vực có mức sống cao, một cửa hàng, kios có thể được cho thuê hoặc bán với giá rất cao. Đây là phân khúc tiềm năng cho những nhà đầu tư phân khúc cho thuê.

Shophouse

Shophouse được hiểu đơn giản là loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà mặt phố và kinh doanh thương mại. Các căn shophouse thường có vị trí đắc địa tại các mặt phố, khu dân cư sầm uất, thuận tiện cho kinh doanh buôn bán. Khác với các loại nhà cho thuê khác, shophouse có pháp lý rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với để kinh doanh lâu dài.

Chợ

Chợ được hiểu đơn giản là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Bất động sản tại khu vực quanh chợ được đánh giá là khá tiềm năng do phù hợp để ở lâu dài, kinh doanh hoặc cho thuê. Pháp lý của các loại bất động sản chợ khá rõ ràng, thuận lợi vì vậy rất phù hợp với các nhà đầu tư cho thuê hoặc các tiểu thương đầu tư.

2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

2.1. Tình hình Thị trường (Cung/Cầu và Giá cả, Biểu đồ theo thời gian)

2.2. Quy hoạch và Chính sách Quản lý Phát triển

2.3. Các Dự án, các Chủ đầu tư, các Sàn Giao dịch (Tất cả và Tiêu biểu)

3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI

3.1. Những lợi ích khi đầu tư Bất động sản thương mại

Tiềm năng tăng giá tốt

Phần lớn bất động sản thương mại nằm ở những vị trí đắc địa và thuận lợi cho kinh doanh, vì vậy, giá trị của chúng luôn tăng theo thời gian kèm theo nguồn thu nhập ổn định từ việc cho thuê. Nếu bạn có một nguồn tiền rảnh rỗi, đầu tư vào loại hình này là một hướng đi khá hay.

Khả năng thanh khoản cao

Một ưu điểm lớn của các bất động sản thương mại là khả năng thành khoản cao của chúng. Rất nhiều người có nhu cầu thuê hoặc mua lại những bất động sản tại vị trí đẹp. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng nếu không muốn tiếp tục đầu tư.

Không chịu ảnh hưởng của lạm phát

Các chủ sở hữu bất động sản thương mại gần như không chịu các ảnh hưởng của tình hình lạm phát. Khi giá cả của việc xây dựng những bất động sản thương mại tăng lên, đồng nghĩa với giá thuê các bất động sản này cũng bị đẩy lên. Họ là người cho thuê, vì vậy, chỉ cần cân bằng với biên độ tăng giảm chi phí của người thuê để đôi bên cùng đạt được giá trị lợi ích tương xứng.

3.2. Những rủi ro, khó khăn khi đầu tư Bất động sản thương mại

Bối cảnh kinh tế khu vực

Nhu cầu và giá trị của các bất động sản thương mại phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Địa phương có GDP càng lớn, nền kinh tế phát triển càng mạnh thì giá trị của bất động sản thương mại càng lớn.

Điều này đồng nghĩa với việc, nhà đầu tư phải chịu rủi ro lớn nếu nền kinh tế của khu vực chịu các sức ép của nền kinh tế. Ví dụ như khung hoảng kinh tế.

Thời gian xây dựng bất động sản thương mại mới

Một rủi ro lớn nữa đối với các nhà đầu tư chính là biên độ chênh lệch giá bất động sản giữa các thời gian. Nếu các nhà đầu tư không tính toán được chính xác điểm rơi của giá trị, rất dễ bị “lỗ”.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mua lô đất 1 tỷ để đầu tư bất động sản thương mại. Sau khoảng thời gian xây dựng kéo dài 6 tháng, dưới nhiều tác động, giá trị của lô đất đó chỉ còn 800 triệu.

Chi phí vốn ban đầu khá lớn

Để đầu tư bất động sản cho thuê, ngoài việc sở hữu lô đất có vị trí đẹp, các nhà đầu tư còn cần bỏ ra một lượng vốn nữa để xây dựng hạ tầng cho bất động sản thương mại này trước khi đem cho thuê.

Nếu các chủ đầu tư phải đi vay ngân hàng để đầu tư, thì chi phí bỏ ra trước khi thu lại từ các khách thuê là rất lớn.

Rủi ro trong quá trình vận hành và quản lý bất động sản

Các bất động sản thương mại có thể bị xuống cấp theo thời gian, vì vậy, chủ sở hữu cần tính toán về giá cả cho thuê, giá cả quảng cáo và các chi phí khác khi cần thay mới, sửa chữa bất động sản