Bất động sản Hà Nội "lao đao" mùa Covid thứ 4

17:26 22/08/2021

Theo báo cáo tổng kết quý II và 6 tháng đầu năm của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, với việc thị trường liên tục ngấm đòn sau 3 đợt covid trước, mùa covid thứ 4 này, thì trường bất động sản Hà Nội được nhận định: Yếu, ít giao dịch và đã có hiện tượng cắt lỗ.

1. Thị trường Bất động sản Hà Nội: "yếu, rất ít giao dịch"

Tóm tắt báo cáo này, một con số đáng buồn cho thị trường bất động sản Hà Nội chính là việc phân khúc căn hộ cao cấp được giao dịch chỉ chiếm 9.2% trong thị trường chung cư phân khúc trung cấp và cao cấp. Xu ướng cắt lỗ hay hạ giá đã xuất hiện trong thời gian một năm trở lại đây và bùng phát mạnh trong đợt này.

Đơn cử như khi làn sóng Covid thứ 4 cập bến Hà Nội, một số thị trường gần như "đóng băng". Nhiều chủ đầu tư bất động sản quyết định hạ giá, cắt lỗ để thu hồi vốn.

Theo anh Nguyễn Ngọc Quang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, do tỷ suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp, anh quyết định đầu tư một căn hộ ở khu Ngoại Giao Đoàn có diện tích 114 m2 với giá 3.4 tỷ đồng. Lời lãi thì chưa thấy đâu, nhưng khi muốn bán để thu vốn kinh doanh, dù cắt lỗ tới 400 triệu, căn hộ của anh vẫn im hơi người hỏi mua.

Không chỉ riêng anh Quang, chỉ cần lướt qua một vài trang đăng tin bất động sản, chúng ta có thể thấy hàng nghìn tin đăng mỗi ngày với tiêu đề " Cần bán gấp", "Cắt lỗ", "Giảm sâu tới 400 triệu",...Lý giải cho việc này, đa phần những nhà đầu tư lướt ván hay đầu tư để cho thuê lại đều không thể "chịu nhiệt" khi dịch bệnh bùng phát, người thuê, người mua giảm đi trông thấy. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp họ thu hồi vốn trong thời điểm nhạy cảm này.

Nếu các dự án thuộc phân khúc cao cấp, các chủ đầu tư dùng hình thức giảm giá hay khuyến mãi để kích cầu, thì tại các dự án thứ cấp, nhiều chủ đầu tư chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn. Các dự án này chủ yếu nằm ở các quận: Hoàng Mai, Từ Liên, Đống Đa, Cầu Giấy,...

Riêng phấn khúc đất nền đã có dấu hiệu hạ nhiệt do khan hiếm các dự án mới được phê duyệt. Tại khu vực Đông Anh, Gia Lâm hay Phú Xuyên, giá đất nền giảm mạnh so với đầu năm và có dấu hiệu chứng lại về số lượng giao dịch.

Một số khu vực phía Tây Hà Nội như: Sơn Tây, Hoài Đức, Hoà Lạc, các thông tin chào bán vẫn rất sôi động xong không xuất hiện giao dịch thực.

2. Khó khăn cho những nhà đầu tư

Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group, việc thị trường căn hộ chững lại là tất yếu, do biên độ lợi nhuận của việc đầu tư lướt sóng không còn cao. Việc đầu tư xong cho thuê lại được nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ lựa chọn, do nhu cầu nhà ở vẫn cao, lợi nhuận từ việc cho thuê vẫn rất ổn định.

Tuy nhiên, việc Covid 19 kéo dài khiến tình hình cho thuê không còn khả quan như trước. Do giá thuê không thể giảm sâu được, nên nhu cầu thuê nhà giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Batdongsan.com.vn nhận định rằng, thị trường chung cư sẽ còn giảm giá do số lượng bán ra lớn, thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu bão hoà.

Không chỉ vậy, việc phân bổ thị phần các phân khúc bất động sản có điểm bất hợp lý khi phân khúc cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các phân khúc trung bình và thấp khác. Khi thu nhập bình quân của Việt Nam còn ở mức thấp, cộng với sự khó khăn của dịch bệnh khiến cho việc chào bán chung cư cao cấp gặp nhiều khó khăn.

Việc phân bổ bất hợp lý không chỉ đặt ra bài toán lớn cho các chủ đầu tư mà cho cả cơ quan quản lý nà nước. Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà nước và thị trường bất động sản cho hay: "Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi trình Chính phủ vào quý III và quý IV/2021 để Chính phủ ban hành những quy định cụ thể hơn, nhằm hạn chế hoặc kiểm soát các hoạt động giao dịch của thị trường, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến đất nền, kinh doanh bất động sản”.

Nếu theo đúng lộ trình, các nhà đầu tư bất động sản trong thời dịch bệnh cần thay đổi tư duy và tìm kiếm những phương thức đầu tư, bán hay cho thuê trên các nền tảng mới: ví dụ các nền tảng mạng xã hội.

Theo P.Hoạt - P.Anh - Cand.com.vn