Tầm quan trọng của hệ sinh thái Bất động sản

16:27 23/08/2021

Với các doanh nghiệp có nền tảng lâu đời về bất động sản, có một sự thật tất yếu rằng rằng: không ai dành cả đời chỉ để làm môi giới bất động sản. Vì vậy, lựa chọn phát triển hệ sinh thái bất động sản có thể là bước đi giúp doanh nghiệp tối ưu và phát triển nguồn lực.

1. Một chiến lược lâu dài

Hệ sinh thái là một khái niệm được phổ biến từ những năm 1990, khi một số doanh nghiệp đã thành công tạo nên một làn sóng kinh tế trên toàn cầu. Đơn cử như: Google, Apple, Airbnb,… đã xây dựng đế chế cho riêng mình với một hệ sinh thái phủ sóng toàn cầu trong đó có Việt Nam.

Không thể phủ nhận sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái bất động sản, chúng mang đến một cái nhìn mới, một tư duy mới cho các doanh nghiệp nước nhà. Giữa ngập tràn các doanh nghiệp bất động sản, hệ sinh thái của Vingroup, FLC, FPT hay Viettel,… là minh chứng cho việc phát triển chiến lược lâu dài với hệ sinh thái quan trọng như thế nào.

Để lý giải cho việc hệ sinh thái bất động sản đang trở thanh át chủ bài của các doanh nghiệp, chúng ta có thể nhìn chúng theo góc nhìn của 2 loại doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ luôn chọn những phương án đầu tư an toàn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp này có nguồn lực tài chính kém, chiến lược phát triển không chặt chẽ, có thể khiến họ bị tụt lại là phía sau và loại khỏi đường đua trong thị trường bất động sản.

Ngược lại, với các công ty lớn, có nền tảng lâu đầu trong ngành bất động sản, việc đầu tư vào một hệ sinh thái giúp họ vận hành quy trình bán hàng của mình một cách khép kín, giúp người kinh doanh tối ưu dòng tiền và tái đầu tư. Từ đó, giảm sự phụ thuộc vào chu kỳ của thị trường, trở thành người dẫn dắt thị trường.

Việc sử dụng chiến lược phát triển hệ sinh thái giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chủ động nguồn cung tới các phân đoạn của thị trường mà không cần sự phân phối của một bên thứ 3.

2. Cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ

Giữa một “rừng” doanh nghiệp phát triển truyền thống, hệ sinh thái bất động sản gần như không gặp quá nhiều các đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, các mắt xích trong hệ sinh thái bổ trợ lẫn nhau và hỗ trợ cho lĩnh vực cốt lõi là Bất động sản.

Những công ty thuần môi giới đã chuyển mình thành những tập đoàn lớn trong lĩnh vực môi giới bất động sản sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về lý do: “Không ai dành cả đời chỉ để môi giới bất động sản”.

Đầu tiên là CenLand, xuất phát điểm là một công ty thuần môi giới với kinh nghiệm 15 năm. Tuy nhiên, CenLand ngày nay đã chuyển mình trở thành một tập đoàn lớn mạnh với hệ sinh thái bất động sản rất phát triển về: truyền thông, marketing, thẩm định đánh giá,…

Tương tự CenLand, Đất Xanh cũng là điển hình cho công ty môi giới chuyển sang phát triển hệ sinh thái. Với xuất phát điểm là một phòng giao dịch nho nhỏ, hiện tại doanh nghiệp này chuyển sang đầu tư phát triển các dự án trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam như: Bình Dương, Đồng Nai. TPHCM, Nha Trang, Quảng Nam và Cần Thơ,..

Theo các chuyên gia về bất động sản, xây dựng hệ sinh thái đa lĩnh vực là cơ hội cũng là thách thức cho doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể rất mạnh về đầu tư, thiết kế và xây dựng những chưa chắc có thể vận hành bán hàng tốt. Trong khi những công ty có khả năng phân phối tốt, chưa chắc đã có thể cân đối được mảng thiết kế xây dựng.

Đó là lý do vì sao, để phát triển hệ sinh thái bạn cần có một chiến lược dài hạn từ nhân lực, tài chính và quy trình vận hành. Bất kể một mắt xích nào của hệ sinh thái bị đứt đoạn cũng có thể gây ảnh hưởng tới cả một chuỗi cung ứng.

Theo sự phát triển của thị trường, mô hình hệ sinh thái bất động sản vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới bởi những lợi ích chúng đem lại là không hề nhỏ. Để đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của khách hàng, các doanh nghiệp cần cân nhắc để chuyển mình theo hướng xây dựng những hệ sinh thái bền vững nhất.

Theo vneconomy.vn