Mua nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được Pháp luật công nhận không?

22:21 09/07/2021

Việc mua bán nhà đất bằng những loại giấy tờ viết tay là vấn đề phổ biến và không còn xa lạ đối với chúng ta. Đây là chủ đề liên quan tới pháp lý quan trọng mà hiện nay nhiều người đã vô tình giao dịch phải loại nhà đất chỉ viết bằng giấy tờ tay. Các bạn cần biết những về điều này để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình. Điển hình như tình huống như sau:

Vào năm 2018, vì là chỗ thân quen nên anh T. đã quyết định mua thửa đất (tại quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) của vợ chồng chị N. có giá trị là 3,2 tỉ đồng với hình thức chỉ là viết giấy tờ tay. Khi đó, vợ chồng chị Lê Thị N. có đề nghị cần tiền gấp để có thể giải quyết việc gia đình ngay lập từ. Vì thế anh chị đã quyết định bán nhanh với giá rẻ hơn so với thị trường. Do đó, anh T. không có gì e ngại khi quyết định mua thửa đất bằng giấy tờ tay.

Lúc đó, anh T. đã thanh toán đầy đủ số tiền cho vợ chồng chị N. và đã yêu cầu gia đình chị N. giải quyết hoàn tất việc gia đình thì cùng anh T. ra Văn phòng công chứng tiến hành ký kết hợp đồng cho đúng với quy định theo pháp luật.

Sau khi quận Thủ Đức chuyển thành TP. Thủ Đức nên giá đất tại đây đã bắt đầu tăng cao. Tính tới thời điểm đó, theo giá thị trường thửa đất đó chỉ khoảng 11 tỉ đồng. Khi này, thay vì vợ chồng chị N. cùng anh T. đi ra văn phòng công chứng hợp đồng mua bán đất để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nhằm giúp cho anh T. hoàn thành bước làm thủ tục sang tên trên sổ đỏ thì vợ chồng chị N. đã bắt đầu ‘trở mặt’.

Cụ thể, vào năm 2021, vợ chồng chị N. nói với anh T. chính vì là hợp đồng mua bán đất bằng giấy tờ viết tay nên không có giá trị gì về pháp luật, vợ chồng chị N. sẽ trả lại 3,2 tỉ đồng cộng với lãi suất lên tới 10%/năm cho anh T, còn anh T. sẽ phải trả lại đất cho vợ chồng chị.

Vậy ở trong tình huống trên, nếu xảy ra sự việc tranh chấp thì liệu giấy tờ giao dịch mua nhà đất viết bằng tay của anh T. có bị pháp luật và Tòa án tuyên vô hiệu không?

Căn cứ theo khoản 2 của Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng nếu vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba của nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, cả hai bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Trường hợp anh T. mua đất của vợ chồng chị N. và đã thanh toán đủ tiền nên thỏa mãn điều kiện nêu trên. Chính vì vậy mà Tòa án hoàn toàn có cơ sở để ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà đất đó.

Việc công nhận hiệu lực của hợp đồng mua bán đất bằng các loại giấy tờ viết bằng tay trong trường hợp nêu trên không những sẽ đảm bảo đúng quy định pháp luật mà điều này còn phù hợp với thực tiễn, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của bên ngay tình (anh T.).

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về pháp luật. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn.