Văn phòng truyền thống

Văn phòng truyền thống (Traditional Office) được hiểu đơn giản là loại hình bất động sản được xây dựng với mục đích trở thành những văn phòng làm việc của các cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Văn phòng truyền thống sở hữu thiết kế tối giản, không quá hiện đại nhưng vẫn đáp nứng nhu cầu cần thiết cho người sử dụng. Khác với các mẫu văn phòng hiện đại, văn phòng truyền thống có hệ thống pháp lý rõ ràng, do diện tích và vị trí văn phòng cố định chỉ dành cho 1 doanh nghiệp hay công ty sở hữu. Các văn phòng truyền thống thường được lựa chọn làm các trụ sở chính công ty, văn phòng đại diện hay hội sở,..

 

Dự án nổi bật

1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN PHÒNG TRUYỀN THỐNG

1.1. Văn phòng truyền thống là gì?

Văn phòng truyền thống (Traditional Office) được hiểu đơn giản là loại hình bất động sản được xây dựng với mục đích trở thành những văn phòng làm việc của các cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Văn phòng truyền thống sở hữu thiết kế tối giản, không quá hiện đại nhưng vẫn đáp nứng nhu cầu cần thiết cho người sử dụng.

Khác với các mẫu văn phòng hiện đại, văn phòng truyền thống có hệ thống pháp lý rõ ràng, do diện tích và vị trí văn phòng cố định chỉ dành cho 1 doanh nghiệp hay công ty sở hữu. Các văn phòng truyền thống thường được lựa chọn làm các trụ sở chính công ty, văn phòng đại diện hay hội sở,..

1.2. Đặc điểm của văn phòng truyền thống

  • Thuộc sở hữu của một công ty, doanh nghiệp độc lập, không chia sẻ không gian với bất cứ công ty, doanh nghiệp nào khác.
  • Có trụ sở, địa chỉ cố định, cụ thể, rõ ràng.
  • Không gian giữa các phòng ban được phân tách nhau bởi các bức tường bao. Tạo không gian làm việc riêng biệt giữa các phòng ban trong công ty.
  • Nội thất cơ bản, không có nhiều thiết bị công nghệ mới.

2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Theo số liệu mới nhất của Savills Việt Nam, tại thị trường văn phòng TP.HCM, nguồn cung văn phòng truyền thống vẫn đạt gần 2,4 triệu m2, tăng 2% theo quý và 11% theo năm, với phần lớn là văn phòng hạng B và C.

Xu hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm thành phố tiếp tục tăng khi 42.300 m2 nguồn cung mới đều tập trung tại đây, trong đó có 55% ở khu vực quận Gò Vấp và Thủ Đức, do khu vực trung tâm có giá thuê cao và diện tích trống ngày càng ít.

Trong những năm gần đây, song hành với việc hạ tầng giao thông được cải thiện, làn sóng dịch chuyển cư dân ra các vùng ngoài trung tâm thành phố đã ảnh hưởng đến việc chọn văn phòng của doanh nghiệp vì tìm được không gian ưng ý với giá hợp lý, đồng thời dễ tiếp cận nguồn lao động.

Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Cho thuê thương mại Savills Việt Nam cho biết, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch ra khu vực ngoài trung tâm. Đối diện với nguồn cung sơ cấp hạn chế kéo dài hơn 5 năm nay, thị trường đã giải quyết sự thiếu hụt bằng nguồn cung thứ cấp.

Ngoài ra, một yếu tố nữa thúc đẩy xu hướng này chính là chất lượng của các tòa nhà ngoài trung tâm đang ngày càng vượt trội so với những dự án cũ trong khu vực, hoặc ngày càng tương đồng với các khu vực trung tâm, cộng với giá thuê vừa phải, sự thu hút ngày dành cho các dự án này càng tăng lên.

Yếu tố thứ ba tác động đến xu hướng này chính là nguồn cầu luôn có sẵn cho thị trường văn phòng và sự dịch chuyển về cơ cấu khách thuê. Trước đây, khi nhóm đối tượng khách hàng chính của thị trường văn phòng như bất động sản, tài chính, ngân hàng, giáo dục… luôn cần có sự tiện lợi trong giao thương, thì vị trí tại khu trung tâm luôn là một yếu tố tiên quyết đối với họ.

Tuy nhiên, khi có sự chuyển đổi về cơ cấu do dịch bệnh, như một chuyển biến tất yếu của thị trường, rất nhiều khách thuê đã chuyển dịch vụ của mình sang nền tảng kỹ thuật số, fintech, IT… khiến nhóm đối tượng khách này ngày càng tăng.

Song song với đó, việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường làm việc tại các văn phòng truyền thống cố định cũng là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi Covid-19 xuất hiện.

“Ngày nay, những công việc tại văn phòng chứa đựng nhiều rủi ro về sức khỏe tiềm ẩn, buộc người chủ lao động, cũng như bản thân người lao động phải chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe của mình tại môi trường làm việc”, bà An nhận định.

Ngoài những yêu cầu về chăm sóc sức khỏe trong thiết kế của từng văn phòng, các giải pháp về vận hành và quản lý tòa nhà cũng được khách thuê ưu tiên. Cũng từ đó, thị trường chứng kiến việc nhiều chủ đầu tư đã chủ động và tiên phong tạo ra những cao ốc văn phòng cho thuê chất lượng, chú trọng đến sức khỏe của khách thuê, gia tăng sự thoải mái về cả thể chất và tinh thần tại môi trường lao động hiện đại. Đây cũng sẽ là yếu tố cạnh tranh của phân khúc văn phòng truyền thống so với các mô hình khác.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi trong cấu trúc lực lượng lao động tại các quốc gia, với 32% lực lượng lao động là thuộc thế hệ Z - genZ (những người sinh từ năm 1995 trở đi). Đó là những người trẻ có nhu cầu không gian làm việc thoáng đãng, sáng tạo, được chăm chút bản thân, ưu tiên về sức khỏe, cân bằng công việc và cuộc sống… Đây chính là một trong những yếu tố khiến các chủ đầu tư nhìn nhận lại trong việc thay đổi thiết kế văn phòng.

3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ VĂN PHÒNG TRUYỀN THỐNG

3.1. Những lợi ích khi đầu tư Văn phòng truyền thống

Pháp lý rõ ràng

Các văn phòng truyền thống có thể nằm tại các toà nhà chung cư, vì vậy, đa phần các chủ đầu tư, chủ nhà đều có các giấy tờ pháp lý rõ ràng. Các công ty, tổ chức cần thuê văn phòng có thể kiểm tra thông tin, địa chỉ và kết giao hợp đồng một cách thuận tiện và an toàn.

Tạo sự uy tín với khách hàng

Đa phần văn phòng truyền thống thường được các công ty thuê trong thời gian dài và cố định. Vì vậy, phân khúc này rất phù hợp với các nhà đầu tư cho thuê dài hạn, những công ty có ý định thuê lâu dài tạo ra thương hiệu và sự tin tưởng với khách hàng. So với những công ty thay đổi điểm điểm liên tục, lựa chọn một văn phòng truyền thống để làm trụ sở sẽ thuận tiên cho cả việc đăng ký giấy phép kinh doanh.

Tiết kiệm chi phí đầu tư

Việc thiết kế và bài trí một văn phòng tốn khá nhiều công sức và chi phí đầu tư. Vì vậy, văn phòng truyền thống là một lựa chọn hoàn hảo để sở hữu lâu dài. Bạn chỉ cần bỏ chi phí đầu tư ban đầu, sau đó ký kết hợp đồng dài hạn với chủ nhà thì vấn đề đầu tư chi phí lớn và đầu tư nhiều lần đã được giải quyết.

3.2. Những rủi ro, khó khăn khi đầu tư Văn phòng truyền thống

Dự án nằm tại các vị trí kém thu hút, khó tìm

Để không gặp những vấn đề như công ty quá khó tìm, tiện ích nội ngoại khu kém gây ảnh hưởng tới công việc và thu hút nhà đầu tư, bạn không nên lựa chọn những dự án văn phòng truyền thống quá xa khu dân cư, khó tìm kiếm và không đáp ứng nhu cầu cơ bản của người sử dụng. Những dự án này thường khó thanh khoản, khó cho thuê hoặc chỉ cho thuê với giá rất thấp.

Chủ đầu tư không uy tín

Một rủi ro khi đầu tư phân khúc văn phòng truyền thống chính là lựa chọn dự án có chủ đầu tư không uy tín. Với năng lực yếu kém, bạn thường sẽ gặp các vấn đề về tranh chấp pháp lý, bàn giao dự án chậm, nội thất thiết kế kém chất lượng, ảnh hưởng lớn với lộ trình thuê văn phòng của công ty bạn. 

Ít có cơ hội mở rộng mối quan hệ

Đặc điểm nổi bật của văn phòng truyền thống chính là các phòng ban được tách biệt với nhau và tách biệt với các công ty khác. Vì vậy, so với các phân khúc khác như Co-Working hay Share-Working thì văn phòng truyền thống làm giảm đi cơ hội mở rộng mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty và giữa các công ty với nhau trong cùng một toà nhà.

Không phù hợp với các nhà đầu tư lướt sóng

Với phân khúc văn phòng cho thuê, đặc biệt là văn phòng truyền thống, việc đầu tư lướt sóng là không khả quan do biên độ lợi nhuận thấp, đầu tư ban đầu lớn. Các văn phòng truyền thống chủ yếu sẽ ký các hợp đồng dài hạn, vì vậy rất phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn hoặc các nhà đầu tư có nguồn tiền rảnh rỗi.

Mở rộng, nâng cấp khó khăn

Việc xây dựng cố định, lắp đặt trang thiết bị theo các phòng ban có thể khiến hiệu quả công việc tăng cao, nhưng lại gây khó khăn khi nâng cấp và mở rộng văn phòng. Bạn phải tháo dỡ các thiết kế trước, sắp đặt lại, gây lãng phí công sức và tiền bạc.