Nhà

Với sự phát triển cạnh tranh của phân khúc bất động sản nhà ở, đầu tư sinh lời trong thời kỳ này là vấn đề không hề đơn giản. Tuy nguồn hàng dồi dào nhưng các nhà đầu tư có thể thất bại bất cứ lúc nào nếu không hiểu rõ về phân khúc của mình: về khái niệm, đặc điểm, thị trường và những rủi ro. Vậy nhà ở là gì?

Dự án nổi bật

1. KHÁI NIỆM VỀ NHÀ Ở

1.1. Nhà ở là gì?

Nhà ở là loại hình bất động sản được xây dựng phục vụ cho mục đích sinh sống của con người. Nhà ở thường mang đặc điểm của một không gian kín với mái che, tường làm vách ngăn, tạo ra không gian sinh hoạt, nơi chứa đồ,...Nhà ở là phân khúc bất động sản phù hợp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân và hộ gia đình.

bat-dong-san-nha-o

Hình ảnh minh hoạ nhà ở khu vực nông thôn

1.3. Phân loại các loại nhà ở

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà nhà ở được chia thành nhiều loại với đặc điểm khác nhau bao gồm:

Nhà riêng

Nhà riêng là loại hình bất động sản phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhà riêng được hiểu đơn giản là phân khúc bất động sản có kiến trúc với tường bao, mái che, cửa ra vào với tác dụng làm nơi sinh hoạt, làm việc hay cất trữ đồ đạc của con người. So với các phân khúc khác, nhà riêng có pháp lý rất an toàn khi bạn được nắm giữ toàn quyền sở hữu lâu dài đối với đất và ngôi nhà nằm trên mảnh đất đó của bạn. So với chung cư, nhà riêng có ưu điểm rõ rệt như: có thể thay đổi thiết kế căn nhà theo nhu cầu, tiết kiệm phí dịch vụ, bào về, gửi xe. Với sự khan hiếm của thị trường, nhà riêng luôn được săn đón với mức giá ngày càng tăng mạnh.

Nhà mặt phố

Nhà mặt phố là loại hình nhà ở nằm tại các mặt đường lớn, các khu vực phố thị đông dân cư với mặt tiền nhỏ hẹp và diện tích khiêm tốn. Với vị trí đẹp, thoáng, tập trung đông dân cư, nhà mặt phố không chỉ phù hợp để ở mà còn có thể kinh doanh và cho thuê mặt bằng. Giá nhà mặt phố luôn ở mức cao và khá ổn định. Tuy nhiên, so với nhà riêng, nhà mặt phố mang lại một số rắc rối cho người dùng như: tiếng ồn, không gian bí bách, an ninh kém, thiếu riêng tư,…

Nhà cổ

Nhà cổ được hiểu đơn giản là những ngôi nhà được xây dựng ở những thập niên trước đó, mang đậm kiến trúc dân gian Việt Nam thời xưa. Nhà cổ là nơi lưu lại những dấu ấn của thời gian, những nét văn hoá đặc trưng trong cách sử dụng vật liệu xây dựng và thiết kế nội thất. Vì vậy, giá trị của các ngôi nhà cổ thường rất cao. Đối tượng sở hữu nhà cổ chủ yếu là người có sở thích lưu giữ, sưu tầm đồ cổ, những gia đình có truyền thống lâu đời hay các nhà đầu tư chuyên sâu về nhà cổ.

Luxury Home

Luxury Home là loại hình nhà ở hạng sang với giá trị nằm trong top 10% bất động sản đắt nhất trên thị trường. Về quy mô, Luxury Home sở hữu diện tích lớn tại các khu vực có vị trí đắc địa, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ. Với thiết kế tinh tế, kết hợp hoàn hảo không gian xanh với hiện đại, Luxury Home đem lại cho người sở hữu những trải nghiệm sống đỉnh cao, tiện nghi và thoải mái.

2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

2.1. Tình hình Thị trường (Cung/Cầu và Giá cả, Biểu đồ theo thời gian)

Theo các số liệu thống kê mới nhấn của VnDirect, giá nhà tại các thành phố lớn  như Hà Nội là khoảng 14,5%. Các cơn sốt ảo vẫn khiến giá nhà ở tăng chóng mặt trong khi dịch bệnh diễn biến vấn rất phức tạp.

Tại TP.HCM giá nhà ở giao động từ 25-40 triệu đồng đang chiếm 46,4% thị trường nhà ở. Người có nhu cầu mua nhà ở dưới 25 triệu/m2 mỏi mắt tìm kiếm khi tỷ lệ nhà ở giá thấp chỉ là 28,295 chiếm 19.9%.

Trong giai đoạn 2015-2020, các dự án nhà ở liên tục được phê duyệt, đặc biệt là phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Tuy nhiên, kết quả đạt được chỉ đáp ứng 41,4 % nhu cầu của thị trường.

Nguồn cung cầu chênh lệnh thấy rõ khiến thị trường bất động sản nhà ở trong thập niên trở lại đây bị "kê" giá lên trời. Gây khó khăn cho nhà quản lý, người đầu tư và người mua để ở.

2.2.  Quy hoạch và Chính sách Quản lý Phát triển

Theo dự thảo chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia, hơn 530 dự án nhà ở xã hội sẽ được tiến hành trong giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2040. Trong đó nỗ lực tăng diện tích nhà ở bình quân đầu người trên toàn quốc đạt 24,4 m2.

Cũng nằm trong chính sách giúp giúp phân khúc nhà ở phát triển, Bộ xây dựng nhấn mạnh việc kết cấu lại chính sách cụ thể cho từng loại nhà ở, từng đối tượng sử dụng, đặt mục tiêu cải thiện vấn đề nhà ở hiện nay, đảm báo giá nhà không bị độn cao, gây khó khăn cho người có thu nhập thấp muốn sở hữu.

2.3. Các Dự án, các Chủ đầu tư, các Sàn Giao dịch

Một sàn giao dịch nhà ở uy tín 

  • CÔNG TY ĐỊA ỐC MINH TRẦN
  • CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG
  • CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI XANH
  • CÔNG TY CP TƯ VẤN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ HÀ NỘI - UAC
  • CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN MERIDIAN
  • CÔNG TY CP ĐẦU TƯ - ĐỊA ỐC HOÀNG QUÂN CẦN THƠ

3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ NHÀ Ở

3.1. Những lợi ích khi đầu tư nhà ở

Đầu tư nhà ở đang là xu thế mới được nhiều nhà đầu tư bất động sản. Một số lợi ích có thể thấy rõ khi lựa chọn phân khúc này như: 

Chi phí đầu tư hợp lý 

So vơi các phân khúc khác, nhà ở có mức đầu tư ban đầu khá hợp lý. Các hộ gia đình có nhu cầu mua để ở có thể đặt cọc, mua trả góp với giá hấp dẫn. Nguồn hàng dồi dào nên các nhà đầu tư có thể lựa chọn những ngôi nhà có tiềm năng với chi phí tốt.

Rủi ro thấp

Với việc dân số tăng nhanh, áp lực nhà ở lớn, đầu tư nhà ở là một hướng đi đúng đắn. Giá nhà theo dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là những nhà ở có vị trí đẹp, nhà ở ở khu vực đô thị, thành phố.

Khả năng thanh khoản tốt

Nhà ở phù hợp từ giá cả, vị trí hay tiện ích đối với người có nhu cầu ở và cho thuê. Vì vậy, phân khúc này rất dễ thanh khoản khi bạn có nhu cầu bán chúng.

3.2. Những rủi ro, khó khăn khi đầu tư nhà ở

Pháp lý không rõ ràng

Đây là rủi ro thường gặp phải khi chủ nhà hoặc nhà đầu rư nhà ở của ban cố ý đưa thông tin pháp lý sai, không có giấy tờ pháp lý đủ tiêu chuẩn hoặc nhận tiền nhưng không bàn giao nhà.

Rủi ro khi huy động vốn

Nhiều chủ đầu tư có chính sách huy động vốn từ khách hàng. Vì vậy, bạn cần chú ý khi đặt cọc, góp vốn hay ký kết bất cứ một văn bản nào với chủ đầu tư.

Chủ đầu tư yếu kém

Đây là một trong những lý do điển hình khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ "sập bẫy". Một số chủ đầu tư không có năng lực, sức huy động vốn kém, gây tranh chấp với ngân hàng khiến bất động sản của họ bị đem ra thế chấp.