Những điều cần biết về mua bán đất hộ gia đình?

22:40 09/07/2021

Làm sao để có thể giao dịch mua bán đất của hộ gia đình? Và việc mua bán như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật và giảm thiểu rủi ro một cách tối đa? Có lẽ đây là câu hỏi thắc mắc và băn khoăn của rất nhiều người. Vì vậy batdongsan.vn sẽ chia sẻ đến các bạn những quy định về mua bán đất hộ gia đình qua bài viết sau.

Theo quy định tại tạii Điều 101 trong Bộ luật Dân sự 2015 về Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

Trong trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác hay tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác sẽ không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.

Đối với những văn bản ủy quyền của hộ gia đình cần phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp phát sinh các thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi thì bên phía người đại diện cần phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự được biết.

Trong trường hợp thành viên của từng hộ gia đình, từng tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự nhưng không được là các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó chính là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập và thực hiện.

Theo khoản 29 của Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Tại khoản 2, Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng đã quy định:

“Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”

Theo Thông tư 02/2015/ TT – BTNMT tại Điều 14: Quy định bổ sung về nộp hồ sơ, thủ tục khi đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: “Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Như vậy dựa theo căn cứ vào các quy định trên, đối với các loại đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình khi chuyển nhượng hay tặng cho,.. cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình.