Những điều cần biết về tranh chấp đất đai?

21:04 05/07/2021

Tranh chấp đất đai là một loại mâu thuẫn xảy ra trong quá trình mua bán, sở hữu và sử dụng đất đai. Để không gặp phải những rắc rối trong quá trình sử dụng đất đai, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tranh chấp đất đai là gì và cách giải quyết chúng như thế nào.

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai được hiểu đơn giản chính là bất đồng trong quan điểm khi có những xung đột về lợi ích hay thoả thuận quyền sở hữu và sử dụng đất đai.

Theo khoản 24, Điều 3 Luật đất đai năm 2013: Tranh chấp tài sản nhà đất chính là sự tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, bao gồm các nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất hoặc các bên tham gia tranh chấp.

2. Các loại tranh chấp đất đai phổ biến

Có hai loại tranh chấp đất đai phổ biến nhất hiện nay bao gồm: 

  • Tranh chấp đất đai được phải được hoà giải với UBND cấp xã nơi có đất.
  • Tranh chấp không yêu cầu hoà giải nội bố UBND cấp xã nơi có đất.

Trường hợp đầu tiên, các bên có liên quan cùng thực hiện hoà giải tại UBND nơi có đất. Thông thường, UBND cấp xã đã đủ thẩm quyển để hoà giải những tranh chấp này. Kết quả cuối cùng, giải quyết vấn đề, ai là người có chủ quyền và được sử dụng mảnh đất đó.

Trong trường hợp thứ hai là các loại tranh chấp không yêu cầu phải hoà giải tại UBND mà có thể thực hiện hoà giải ngay tại nhà. Điển hình của các loại tranh chấp này đó chính là: tranh chấp quyền sử dụng đất, Tranh chấp quyền sử dụng đất về thừa kế; Quyền sử dụng đất khi đó là tài sản chung của hai vợ chồng. 

3. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bạn nên biết

Theo luật bất động sản, người dân nên tự hoà giải giữa các bên khi xảy ra tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, nếu bạn không thể hoà giải được, hãy thực hiện những bước sau đây khi phải hoà giải tại UBND.

Bước 1: Tham khảo ý kiến của luật sự và những người am hiểu về luật đất đai

Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, chứng mình được mảnh đất đó là của bạn

Bước 3: Làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND cấp xã, thị trấn nơi có đất.

Đa số việc tranh chấp đất đai ra nhiều ở dạng tranh chấp ranh giới đất giữa hai hộ gia đình liên kề. Vì vậy, hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức về luật đất đai để không chịu mất đi quyền lợi của mình nhé.